Chú thích Cao Điển

  1. Phạm Văn Sơn chép tên là Cao Điền.
  2. Sách Việt sử tân biên (sách đã dẫn, tr, 137) chép Cao Điển và Cầm Bá Thước đều làm phụ tá cho Tống Duy Tân. Sách Lịch sử 11 thì ghi Tống Duy Tân và Cầm Bá Thước đều là lãnh đạo chính của cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh (tr. 253).
  3. Về đến sông Đà, quân Đốc Ngữ còn chiến đấu thêm một vài tháng nữa thì tan rã hẳn, sau khi Đốc Ngữ bị quân Pháp sát hại vào ngày 7 tháng 8 năm 1892.
  4. Lịch sử Việt Nam [1858-cuối XIX], quyển 3, tập 1, phần, tr. 128.
  5. Phần nhiều các sách sử trong đó có: Lịch sử Việt Nam [1858-cuối XIX], quyển 3, tập 1, phần 1, tr. 128), Đại cương lịch sử Việt Nam (tập 2. tr. 78) Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (tr. 848) đều ghi theo ý này. Tuy nhiên theo nhà sử học Phạm Văn Sơn thì vì bị hăm dọa mà vợ của một viên thổ ty (khi trước có chứa chấp nghĩa quân) phải dẫn thiếu úy Hensxhell cùng 20 lính đi bắt sống Tống Duy Tân vào chiều ngày 4 tháng 10 năm 1892. Còn phần Cao Ngọc Lễ làm chỉ điểm, ông chỉ chú thích thêm là có sách chép như vậy (Việt sử tân biên, quyển 5, tập trung, tr. 141).
  6. Ngày Tống Duy Tân hy sinh, chép theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, tr. 846.
  7. Theo Phạm Văn Sơn, Việt sử tân biên, quyển 5, tập trung, tr. 142.